Đứng giữa lựa chọn phải chi số tiền lớn để mua một chiếc ô tô mới và tiết kiệm một khoản bằng cách mua lại một chiếc xe đã qua sử dụng là một quyết định khó. Nếu chọn mua xe cũ người mua vừa có được mẫu xe ưng ý đồng thời số tiền bỏ ra không quá cao so với việc sở hữu xe mới. Nhưng việc mua xe đã qua sử dụng có thể xảy ra nhiều vấn đề. Vậy, để có thể chọn được chiếc xe tốt nhất chúng ta phải làm gì? Hãy cùng Quảng Cáo Xe tìm hiểu một số điều sau đây.
Tìm hiểu lý do chủ cũ bán xe
Vô tình hay hữu ý biết được lý do người chủ cũ quyết định bán chiếc xe giúp người mua định giá tổng quát được sản phẩm. Giả dụ, người bán sẽ dễ dàng trả giá rẻ hơn nếu như họ đang cần bán gấp. Ngược lại, nếu họ bán quá rẻ so với thực tế, có thể nó đã bị hỏng ở một bộ phận nào đó hoặc đó là một chiếc xe vi phạm luật giao thông chẳng hạn.
Kiểm tra tình trạng chiếc xe trước đây
Đối với một chiếc xe cũ, việc nó sang tay nhiều chủ không có gì đáng nói nhưng nếu chiếc xe vẫn còn mới lại bị bán liên tục thì chắc hẳn 100% có vấn đề khúc mắc bên trong.
Bên cạnh đó, kiểm tra tình trạng quãng đường đi của xe, nếu quãng đường đi xa đồng nghĩa với việc động cơ cũng bị hao mòn nhiều. Chi phí phải bỏ ra để khắc phục các thiệt hại từ những chiếc xe lâu năm cũng sẽ cao hơn những chiếc xe mới.
Kiểm tra xem có phải là xe cũ không?
Mỗi chiếc ô tô đều có một mã nhận dạng riêng (VIN). Có ba vị trí để tìm là trên khung cửa xe phía ghế lái, trên vách ngăn khoang động cơ và ở dưới kính chắn gió bên lái. Tìm mã này và kiểm tra để đảm bảo rằng chiếc xe đúng như mô tả trong hồ sơ về nhà sản xuất, mẫu mã, hệ thống động cơ, dạng hộp số và năm xuất xưởng.
Một số nơi cho phép nhập mã VIN để xem dữ liệu của xe, như hồ sơ bảo dưỡng, số lần đi bảo hành, thậm chí cả các vi phạm giao thông. Theo kinh nghiệm của
Auto Toàn Phát thì người mua có thể liên lạc đến phần dịch vụ khách hàng của hãng xe để biết thông tin.
Kiểm tra tình trạng xe trước khi chọn mua
Nhờ một thợ ô tô hoặc người có kinh nghiệm đi cùng để kiểm tra xe tình trạng xe đã từng va chạm hay chưa. Trước tiên cần kiểm ra về các vết xước, dấu móp trên vỏ xe. Một mẹo nhỏ khi kiểm tra xe, nên mang theo một cục nam châm, nếu như nó không hít vào tấm kim loại, kiểm tra phía bên dưới xem xe có bị rỉ sét không.
Độ mới của nội thất và ngoại thất cũng nên được cân nhắc cẩn thận, nếu có bất kỳ điều gì không vừa ý, nói ngay điều đó với chủ xe trong giai đoạn thỏa thuận giá cả.
Đặc biệt, bộ phận dưới gầm xe là phần dễ xảy ra rỉ sét cũng như hỏng hóc. Cần cẩn thận kiểm tra hệ thống đường dây điện, các vết nứt ở các bộ phận và xem nó có bị giòn quá không. Ngoài ra người mua cũng nên kiểm tra thêm cửa sổ, máy điều hòa không khí, thiết bị định vị, vô tuyến…
Bên cạnh kiểm tra tổng quát chiếc xe, người mua hãy yêu cầu chủ xe đưa những giấy tờ, liên quan để kiểm tra như các hóa đơn mua bán, sửa chữa… Từ đó nắm được tình hình chiếc xe muốn mua, những trục trặc mà nó đang có để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.
Lái thử xe để tìm chiếc xe ưng ý nhất
Khi việc kiểm tra hoàn tất, hãy yêu cầu được lái thử để tìm chiếc xe ưng ý nhất. Trong lúc lái, hãy đảm bảo đèn xe, còi, xi nhan, hệ thống phanh, bộ li hợp... vẫn hoạt động tốt. Đồng thời hãy cảm nhận xem những điều bất thường khác như tiếng động lạ từ động cơ, vô-lăng bị rung lắc, bàn đạp lỏng lẽo,... và khi chuyển số có trơn tru hay không.
Cuối cùng, sau tất cả những điều trên, hãy thỏa thuận một mức giá hợp lý dựa trên độ dài quãng đường xe đã chạy, thời gian mua bán cũng như những lỗi của chiếc xe, từ hình thức cho đến động cơ.
Mộng Thi